Tiếp phần 1….
Đặt bản thân từng là nhân viên, từng là quản lý, và là giám đốc ở 1 số công ty, trải nghiệm chưa nhiều, cũng chỉ 10 năm số chẵn.
Tôi cũng phải thừa nhận rằng có không ít nhân sự, đồng nghiệp, cấp dưới có những tư tưởng được xem là “kẻ phá hoại tiềm ẩn” bởi lời nói và hành vi của họ, còn suy nghĩ của họ thì không chắc chắn, vì không ai có thể hiểu thấu được suy nghĩ của người khác, là con người chứ không phải là những dòng lệnh robot điều khiển.
Bạn có thể tin hoặc không tin, nhưng 1 nhân sự dù là Giám đốc/CEO đi chăng nữa vẫn có thể bị thay thế, cho nên dù xuất sắc tới đâu, hay dù có “bướng bỉnh” vì “lắm tài nhiều tật” như thế nào thì bất kỳ ai đều có thể bị thay thế, nói nặng hơn thì là bị đào thải.
————
Bước chân ra đời với hành trang là sinh viên, được vài ba job freelancer/ thực tập sinh, nhưng cả quá trình tích lũy đó liệu đã làm nên cơm cháo gì, từ văn hóa, kỷ luật giờ giấc, tác phong, thái độ với cấp trên/đồng nghiệp, giao tiếp tương tác để tìm hiểu-nắm bắt công việc, mấy thứ này lại chẳng có trường Đại học nào dạy cả.
Tập trung cho công việc liệu hoàn thành đó, làm được đó, nhưng làm trong bao nhiêu lâu, trễ thì ai chịu trách nhiệm, hay những lần chỉ dẫn, hướng dẫn, check lỗi sai, sửa lỗi rồi gọi là “hoàn thành” rồi vẫn còn sai tiếp… thế thì mới thấy được cả 1 quá trình các DN ngoài kia phải chật vật thế nào với nhóm TTS như vậy, nhưng chắc chắn DN có việc để làm, có người để quản, đơn giản ok là có thêm người để phụ việc vặt, nhưng cũng không mấy quản lý có thời gian để đào tạo, để chuyển giao, thậm chí mong ước xa vời của các bạn newbie chính là được nghe chửi cũng chẳng có. Bởi vì to tiếng là tự ái, là em xin nghỉ, là thái độ với quản lý liền. Từ suy nghĩ cho tới thực tế là không thích gò bó, không thích va chạm, thích kiểu làm online-remote, thích kiểu sẽ nghỉ ốm, cáo bận, việc cá nhân… bất cứ khi nào tùy hứng, và đơn giản nhất là công việc tưởng như “hoàn thành” đó còn 1 đống rác nhưng thản nhiên cho rằng mình đã “hoàn thành”, và hết việc xin về sớm. Không có áp lực, cũng không chịu được áp lực, và thực tế trải qua thực tập 3 tháng, 6 tháng cũng không thể tự bắt tay vào làm việc, đây là thực trạng mang tính thời đại.
Tôi chắc chắn rằng nó đã thành 1 trào lưu, và xin thưa quý vị, là các Chủ Doanh nghiệp, các Startup, các cấp quản lý, các chuyên viên nhân sự, và các em nhỏ_là sinh viên mới ra trường => Không có Doanh nghiệp nào chấp nhận văn hóa lỗi, hành vi không chuẩn mực trong 1 môi trường đã xác định mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng, cũng không có 1 Doanh nghiệp nào chấp nhận những hành vi sai lệch được phép tồn tại ở môi trường đã có quy định về tác phong làm việc và văn hóa cụ thể.
Nếu không tuân thủ quy định, nội quy, nghĩa là bạn đang thuộc nhóm “kẻ phá hoại tiềm ẩn”.
Nếu bạn có biểu hiện văn hóa xấu và để chuyện cá nhân ảnh hưởng tập thể, ảnh hưởng tiến độ và chất lượng kết quả công việc => không có bàn cãi gì kết quả là kết quả, còn quá trình thì hiển nhiên không phải chỉ có 1 người nhìn thấy.
Cách tốt nhất và đơn giản => không cùng 1 mục tiêu, không chung 1 con đường, thì chia tay vui vẻ, sau này còn gặp lại, còn thẳng thắn chân thành mà đối đãi. Còn đã xác định tiếp tục làm việc => thì hiển nhiên là phải tuân thủ văn hóa và quy định chung, không cần biết năng lực bạn tới đâu, vị trí là gì, tập thể là trên hết, còn quy định không phù hợp thì đưa ý kiến và bạn cũng phải có năng lực quyết định mới có thể thay đổi quy định, hoặc văn hóa trái với sự phát triển, trái với đạo đức lẽ thường => thì chắc chắn không ai rảnh để mở ra 1 mô hình doanh nghiệp. Bản chất và hiện tượng cho việc có lâu dài gắn bó, chính là sự phù hợp mang tính định hướng chiến lược, và mục tiêu từ ngắn-trung-dài hạn giữa tham vọng cá nhân và tầm nhìn của Doanh nghiệp đó.
Bạn mới là chủ thể, bạn có chính kiến, và bạn cũng không hiện thực hóa mục tiêu cho ai khác, vậy thì cũng đừng adua xu nịnh, đừng bị lung lay vì mấy “kẻ phá hoại tiềm ẩn”. Còn trên con đường hoàn thiện đạt mục tiêu cho bản thân, bạn sẽ giúp DN từng bước đạt được mục tiêu của tập thể, hoặc ngược lại khi mục tiêu DN đạt được vì có sự góp sức của bạn, dù ít dù nhiều cái đó cũng là sự bổ trợ để bạn đến gần hơn mục tiêu cá nhân, từ kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm, cho tới thu nhập và thăng tiến vị trí.
Tất cả đều chỉ là tích lũy vốn, vốn là vốn liếng, vốn liếng của bạn là kiến thức, sáng tạo, sức trẻ, thời gian, và tiền bạc để khi bạn có thể làm thêm việc khác, vài ba việc partime, hay freelancer, hoặc nghỉ hẳn để làm riêng, tự kinh doanh hay startup… tóm lại để sở hữu năng lực tự thân bằng trí tuệ và năng lực-thực lực của mình, thì bạn phải tránh xa những “kẻ phá hoại tiềm ẩn”. Hãy cho đó là “rác”, mình không dẹp được, rác vẫn cứ ở đó, nhưng có thể gom nó lại rồi đổ đó đi 1 lần. Kỳ thật rác cũng không tự sinh ra hay mất đi, nó chỉ di dời từ chỗ này, từ doanh nghiệp này, qua chỗ khác, qua chỗ DN khác mà thôi. Thực ra rác thải bây giờ cũng có ích làm được nhiều thứ cải tiến công nghệ, nhưng nếu xác định được “kẻ phá hoại và kẻ phá hoại tiềm ẩn” thì bạn nên tránh xa, vì mùi hôi của nó sẽ đeo bám bạn.
Cho nên, Tôi hy vọng rằng bất kể ai đã đọc tới đoạn này, hãy thanh tỉnh bản thân, buông bỏ, xả rác, và tập trung vào công việc, vào mục tiêu của mình.
Xem tiếp phần 3